TV
Eng

Truyền thông thay đổi nhận thức về học nghề, gắn nhà trường và doanh nghiệp

Thứ Ba - 27/12/2022 20:56
Công tác truyền thông làm nổi bật các thông điệp "Đồng hàng nâng tầm kỹ năng lao động - Vì một Việt Nam thịnh vượng", "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai"…
Ngày 26/12, tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác truyền thông GDNN năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác truyền thông năm 2023.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, năm nay, theo đánh giá sơ bộ, hệ thống GDNN đạt được các chỉ tiêu đề ra. Ví dụ, công tác tuyển sinh vượt kế hoạch; Các vấn đề lớn được Chính phủ chỉ đạo như sắp xếp mạng lưới các cơ sở GDNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả được triển khai tích cực;
Nhận thức của xã hội về học nghề đã thay đổi tích cực; Doanh nghiệp tin tưởng chất lượng của các trường nghề, doanh nghiệp quốc tế sẵn sàng đầu tư thiết bị, cử chuyên gia sang để cộng tác với nhà trường.
Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Quốc Bình đánh giá về công tác truyền thông GDNN năm 2022 (Ảnh: Quang Trường).
Hệ thống GDNN đã từng bước khẳng định được vị trí, các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phát triển GDNN.
"Để làm nên những thành công đó là sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền.
GDNN cần được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, xã hội. Thậm chí, đánh giá GDNN cần phải là một phần của đánh giá phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Vì vậy, sự đóng góp của các cơ quan thông tấn, báo chí cho các nhiệm vụ này là rất quan trọng", ông Phạm Vũ Quốc Bình nói.
Bên cạnh đó, Phó Tổng cục trưởng cũng chỉ ra những hạn chế cơ bản trong công tác truyền thông GDNN năm 2022. Đó là, sự phối hợp của các cơ quan trung ương, cơ sở và xã hội với báo chí còn hạn chế. Hệ thống chưa sẵn sàng cho công tác tuyên truyền, cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin. Nguồn lực dành cho việc truyền thông bị cắt giảm đáng kể, thủ tục thực hiện nguồn lực cũng thay đổi phức tạp.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình định hướng, mục tiêu của truyền thông GDNN năm 2023 là tiếp tục nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của GDNN. Nhận thức này phải mở rộng phạm vi truyền thông, để xã hội hiểu về cách làm, nội dung, việc hợp tác quốc tế trong GDNN, khẳng định với xã hội rằng GDNN là bậc học quan trọng trong thống giáo dục quốc dân, cấu phần không thể thiếu của thị trường lao động.
Hội nghị có sự tham gia của các lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhà trường và cơ quan thông tấn, báo chí (Ảnh: Quang Trường).
"Có những trường chi hàng tỷ đồng để làm truyền thông, nhưng còn một số cơ sở lại cho rằng việc truyền thông là của tổng cục nên chi rất ít, ngại phối hợp với các cơ quan báo chí. Vì vậy, tôi đề nghị các trường cần coi truyền thông là nhiệm vụ sát sườn của mình, trước hết là để nâng cao hình ảnh nhà trường, thu hút học sinh, sinh viên.
Với các cơ quan báo chí, tôi mong muốn chúng ta đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp truyền thông GDNN, có nhiều chương trình chuyên sâu hơn, đa dạng hóa hình thứ truyền thông để phù hợp với giới trẻ hơn", ông Phạm Vũ Quốc Bình nói.
Theo báo cáo về công tác truyền thông năm 2023, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác tuyên truyền; chú trọng công tác tuyên truyền trong các hoạt động, sự kiện của Tổng cục cũng như lĩnh vực GDNN; chỉ đạo các địa phương, các cơ sở GDNN đẩy mạnh tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền.
Tổng cục đã đặt hàng xây dựng gần 500 tin, bài về GDNN. Các tin, bài đăng tải trên website và fanpages của Tổng cục đã thu hút được số lượng lớn độc giả tiếp cận.
Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thành công Cuộc thi viết về kỹ năng lao động. Tổ chức cho các phóng viên báo chí đi khảo sát thực tế để thu thập thông tin, sản xuất các tác phẩm báo chí.
Webstie của Tổng cục đã kịp thời đăng tải đầy đủ các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ, Tổng cục, các hoạt động, sự kiện của Tổng cục và lĩnh vực GDNN với hơn 500 tin, bài tổng hợp/trích dẫn được đăng tải trong năm, các tin tức hoạt động được cập nhật hàng ngày và thu hút được đông đảo người theo dõi.
Duy trì hiệu quả fanpage của Tổng cục để cập nhật thông tin, hình ảnh nhanh nhất tới độc giả và thực hiện livestream các hoạt động, sự kiện GDNN. Trung bình hàng tuần, fanpage tiếp cận hơn 30 nghìn người theo dõi các bài đăng, số người theo dõi ngày càng cao và dần trở thành kênh thông tin hiệu quả, tin cậy đối với xã hội.
Ông Kim Hồng Hưng - Phó Chánh văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp báo cáo công tác truyền thông năm 2022 (Ảnh: Quang Trường).
Trang thông tin tuyển sinh GDNN và ứng dụng chọn nghề đã cập nhật nhiều tin tức về công tác tuyển sinh GDNN.
Các cơ sở GDNN đã xây dựng và duy trì cổng/trang thông tin điện tử, kênh mạng xã hội để tăng cường các tin, bài phản ánh hoạt động của mình; có liên kết, cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Vận hành ứng dụng Chọn nghề - Chọn trường trên thiết bị di động cung cấp thông tin về các ngành nghề đào tạo, xu hướng phát triển của nghề... đồng thời, cho phép người học có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến vào các cơ sở GDNN. Ứng dụng đã cập nhật được thông tin của gần 1.000 cơ sở GDNN, với hơn 800 nghề đào tạo và thường xuyên có khoảng 10 nghìn người truy cập.
Công tác truyền thông GDNN đã làm nổi bật các thông điệp "Đồng hàng nâng tầm kỹ năng lao động - Vì một Việt Nam thịnh vượng", "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai", "Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp".
Về một số tồn tại, hạn chế, năm 2022, việc triển khai các nội dung, hoạt động quy mô, phạm vi lớn về truyền thông GDNN còn gặp nhiều hạn chế, do vướng mắc về định mức, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến chưa có các chương trình giá trị, mang tính truyền thông cao.
Chưa triển khai tổ chức được các chương trình lớn, gameshows về GDNN để tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên và các nhà giáo GDNN. Các chuyên mục chuyên sâu về GDNN trên báo chí chưa nhiều.
Thông tin, tuyên truyền và hoạt động truyền thông GDNN tới vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Các chương trình phát thanh tiếng dân tộc chưa nhiều.
Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Quang Trường).
Về phương hướng, nhiệm vụ công tác truyền thông GDNN năm 2023, tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN, hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN giai đoạn 2021-2025.
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng riêng về GDNN, phát thanh tại khu vực nông thôn, bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp về GDNN gắn với 2 biểu tượng Skilling Up Viet Nam và Worldskills Viet Nam, Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề.
Tiếp tục từng bước hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội.
Triển khai các hoạt động thông tin trên các phương tiện truyền thông của Tổng cục để tạo sự lan tỏa, thống nhất trong toàn hệ thống. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác truyền thông GDNN.
Tổ chức các chương trình, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm tôn vinh người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, lao động có kỹ năng, các tổ chức có nhiều thành tích, đóng góp cho hoạt động GDNN và phát triển kỹ năng nghề tại các địa điểm công cộng, nơi vui chơi… kết hợp với truyền thông và phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội phổ biến.

Tác giả: Tuấn Võ Mạnh, Võ Mạnh Tuấn (St)

Nguồn tin: Báo Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây