TV
Eng

CĐKT tham dự Hội thảo “Phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Tây Nguyên – Cơ hội và thách thức” tại Trường Đại học Tây Nguyên năm 2024

Thứ Hai - 01/07/2024 05:11
Ngày 21 tháng 6 vừa qua, tại Trường Đại học Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra Hội thảo với chủ đề: “Phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Tây Nguyên – Cơ hội và thách thức”.
Hội thảo do khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức có hơn 120 đại biểu đến từ hơn 30 đơn vị trên cả nước,gồm: Các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y của Việt Nam, các nhà nghiên cứu, nhà giáo của các trường đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thuốc thú y và các sinh viên ngành Chăn nuôi – Thú y. Đây là cơ hội để chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, thảo luận về các giải pháp và đề xuất hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi lợn tại Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Với mục tiêu tiếp cận các xu hướng mới và cập nhập những nghiên cứu mới trong lĩnh vực chăn nuôi lợn tại Tây Nguyên, nhà giáo Huỳnh Thị Thu Hương – Trưởng Bộ môn Chăn nuôi – Thú y và Thuỷ sản thuộc khoa Kinh tế và Nông lâm, Trường Cao đẳng Kon Tum đã đại diện cho CĐKT tham dự Hội thảo với tinh thần học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.
Hội thảo được tổ chức với 11 bài thuyết trình đã được trình bày bởi các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và đại diện các doanh nghiệp đề cập đến các lĩnh vực trong chăn nuôi lợn như tính bền vững, sức khỏe, dinh dưỡng, quản lý, di truyền và sinh sản và nhiều phiên thảo luận phong phú. Mở đầu là bài phát biểu của PGS.TS Trần Quang Hạnh, Trường Đại học Tây Nguyên, nhấn mạnh tầm quan trọng của chăn nuôi lợn trong nền kinh tế nông nghiệp tại vùng Tây Nguyên và vai trò của khoa học công nghệ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tiếp theo là các báo cáo khoa học từ các chuyên gia đầu ngành. Các báo cáo này tập trung vào 3 chủ đề:
Thực trạng chăn nuôi lợn tại Tây Nguyên và định hướng phát triển bền vững: GSTS Vũ Đình Tôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam báo cáo tham luận “Tình hình chăn nuôi lợn và định hướng phát triển bền vững cho vùng Tây Nguyên” , ThS Nguyễn Đức Điện, khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên trình bày báo cáo “Tanin- Chiết xuất thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cho lợn”.
 













 
Ảnh: GS.TS. Vũ Đình Tôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày chuyên đề tại hội thảo
Ảnh: PGS TS Đỗ Tiến Duy – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trình bày chuyên đề tại hội thảo

Phục hồi và tái đàn sau Dịch tả lợn Châu Phi: Chủ đề này do GS TS Vũ Đình Tôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì; PGS TS Đỗ Tiến Duy – Trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh làm Diễn giả chính với chuyên đề “Các biện pháp mới trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm”.
Nghiên cứu về di truyền đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Chủ đề này do PGS TS Đỗ Tiến Duy – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; PGS TS Trần Quang Hạnh, Trường Đại học Tây Nguyên; PGS TS Đỗ Đức Lực – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Bà Lê Thu Hà – CEO Công ty Vetlatech trình bày.
Việc tham dự hội thảo phát triển chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của giáo dục, nghiên cứu, và phát triển ngành chăn nuôi. Dưới đây là một số vai trò cụ thể:
Hội thảo là nơi để các chuyên gia và nhà nghiên cứu chia sẻ những phát hiện mới nhất, các công nghệ tiên tiến và các phương pháp chăn nuôi hiện đại. Điều này giúp giảng viên CĐKT tham gia nắm bắt được xu hướng và tiến bộ mới nhất trong ngành chăn nuôi lợn, giúp nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, mở rộng mạng lưới chuyên môn và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển. 
Hội thảo là cơ hội để kết nối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đồng nghiệp trong ngành. Mạng lưới này có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển chuyên môn trong tương lai.
Việc tham dự các hội thảo về chăn nuôi tại Trường Đại học Tây Nguyên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu của nhà trường và hướng đến mục tiêu áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phát triển ngành Chăn nuôi – Thú y của địa phương, cộng đồng.
Quý độc giả có thể tham khảo toàn bộ tài liệu của Hội thảo bằng cách quét QR Code sau:

Tác giả: Huỳnh Thị Thu Hương - Khoa Kinh tế và Nông Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 lượt xếp hạng

Xếp hạng: 5 - 1 lượt xếp hạng
Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây