TV
Eng

Hội đồng trường

Hội đồng trường được thành lập theo quy định tại Điều 1 của Luật GDNN và một số quy định cụ thể sau:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường:

       a) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với UBND tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về giáo dục nghề nghiệp các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường;

         b) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm, cách chức hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường;

         c) Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

         d) Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

         đ) Yêu cầu Hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của Hội đồng trường. Nếu Hội đồng trường không đồng ý với giải trình của Hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường.

2. Hoạt động của Hội đồng trường

          a) Hội đồng trường họp định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần và họp đột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng trường hoặc có đề nghị bằng văn bản của Hiệu trưởng hoặc của Chủ tịch Hội đồng trường.

          Cuộc họp của Hội đồng trường là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyết nghị của Hội đồng trường có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng trường đồng ý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trường. Các cuộc họp Hội đồng trường phải ghi biên bản. Biên bản cuộc họp và quyết nghị của Hội đồng trường được gửi đến các thành viên Hội đồng trường, cơ quan chủ quản trường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc quyết nghị được ký thông qua.

          b) Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của Hội đồng trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường;

           c) Ủy quyền điều hành Hội đồng trường

          Khi Chủ tịch Hội đồng trường không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức, hoạt động của trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên còn lại của Hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên Hội đồng trường, gửi đến cơ quan chủ quản trường và thông báo công khai trong toàn trường. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

3. Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ, gồm 01 chủ tịch, 01 thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

          Trường hợp đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan tham gia hội đồng trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

          a) Đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường;

         b) Là người không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

4. Thành viên Hội đồng trường

        a) Hội đồng trường có tổng số thành viên là số lẻ, tối thiểu là 15 thành viên, bao gồm các thành viên đương nhiên, thành viên cử và thành viên bầu.

       b) Thành viên đương nhiên là Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường.

       c) Các thành viên cử là đại diện của các cơ quản quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cựu sinh viên, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý và phát triển giáo dục. Số lượng của thành viên cử là từ 4-6 thành viên.

       d) Các thành viên bầu là đại diện cho tập thể giảng viên, cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường và đại diện của sinh viên, số thành viên bầu là từ 3-5 thành viên.

       đ) Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện cơ quan trực tiếp quản lý Trường. Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường như tiêu chuẩn của Hiệu trưởng.

        e) Thư ký Hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của Hội đồng trường và được Hội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng trường đồng ý. Thư ký Hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường

        a) Triệu tập các cuộc họp Hội đồng trường;

        b) Quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp Hội đồng trường;

        c) Điều hành Hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật giáo dục nghề nghiệpvà quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Thư ký Hội đồng trường trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

       a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường các hoạt động của trường; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng trường;

      b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường;

      c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng trường giao.

7. Thành viên của Hội đồng trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của Trường.

           Thủ tục thành lập Hội đồng trường; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường thực hiện theo Điều 11 Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

          Trong quá trình chờ thực hiện việc thành lập và hoạt động của Hội đồng trường, nhà trường thành lập Hội đồng Trưởng phòng, khoa để thực hiện một số nhiệm vụ của Hội đồng trường.
8. 
Hội đồng Trường Cao đẳng Kon Tum 

TT Họ và Tên Năm sinh Chức vụ lúc thành lập
/kiện toàn
Đơn vị
I Thành viên ngoài Trường
1 Y Ngọc 1977 Phó Chủ tịch - Chủ tịch HĐT UBND tỉnh Kon Tum
2 A Kang 1968 Giám đốc  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 
3 Phạm Thị Trung 1978 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
4 Đặng Ưng 1968 Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy
II Thành viên trong Trường
5 Lê Trí  Khải 1969 Hiệu trưởng Trường Cao đẳng  Kon Tum
6 Nguyễn Trung  Hiếu 1977 Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng  Kon Tum
7 Huỳnh Văn  Chung 1978 Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng  Kon Tum
8 Nguyễn Hồng Phong 1984 Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng  Kon Tum
9 Lê Văn  Bổn 1964 Trưởng khoa Sư phạm Trường Cao đẳng  Kon Tum
10 Nguyễn Ngọc Quang  Phục 1983 Phó Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Thư ký HĐT Trường Cao đẳng  Kon Tum
11 Trần Đình Dũng 1972 Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và CUDV Trường Cao đẳng  Kon Tum
12 Nguyễn Thành  Hiền 1978 Trưởng khoa Kinh tế và
 Nông lâm 
Trường Cao đẳng  Kon Tum
13 Nguyễn Minh  Hoàng 1978 Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ Trường Cao đẳng  Kon Tum
14 Nguyễn An  Huấn 1966 Trưởng phòng Hành chính-
Quản trị
Trường Cao đẳng  Kon Tum
15 Đinh Quang Thuận 1971 Trưởng khoa Y Trường Cao đẳng  Kon Tum
  Danh sách gồm có 15 người.  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây